1. Phân
bón – vì sao phải chứng nhận hợp quy?
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những yếu
tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên,
phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định
sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại
sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử
dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên
sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đã quy định những sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ, quá trình liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường thì bắt buộc
phải chứng nhận hợp quy.
Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT, đã ban hành Danh mục
sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong đó có các sản phẩm phân bón. Vì vậy,
các sản phẩm này bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy nếu các doanh
nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
2. Sản
phẩm phân bón nào phải chứng nhận hợp quy?
Danh mục các sản phẩm phân bón phải chứng nhận và công bố
hợp quy theo thông tư số 36/2010/TT – BNNPTNT bao gồm:
- Urê
- Supe
lân
- Phân
lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy
- Phân
hữu cơ
- Phân
hữu cơ sinh học
- Phân
hữu cơ khoáng
- Phân
hữu cơ vi sinh
- Phân
vi sinh vật
- Phân
bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng
- Các
loại phân bón: Hữu cơ; Hữu cơ khoáng; Hữu cơ vi sinh; Hữu cơ sinh học sản xuất
từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông
sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
3. Lợi
ích của sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy đối với các bên liên quan?
Đối
với nhà sản xuất:
Hiện nay trong bối cảnh nhà nước ta đang tích cực xây dựng
mô hình nông thôn mới theo Nghị quyết sô 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCHTW
khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo đó môi trường sinh thái được
xem là thước đo cho sự hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, nhu cầu sử dụng phân bón của người dân là rất lớn, điều này dẫn đến những
cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc
biệt là khi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phân bón được sản xuất trong
nước hoặc nhập khẩu.
Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh
nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ
thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi
mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy
chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận.
Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho
khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón
của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Đối
với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng
nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được
sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối
với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về
bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân
bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các
hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
4. Thủ
tục công bố hợp quy sản phẩm phân bón?
Bước 1:
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Việc đánh giá hợp quy sản phẩm phân bón được thực
hiện theo thông tư số 36/2010/TT – BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
a) Việc đánh
giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như Vietcert)
hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b) Trường
hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải
thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan
ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả
đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2:
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố
hợp quy bao gồm:
a) Trường
hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận
hợp quy:
- Bản
công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
- Bản
sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được
chỉ định cấp;
- Bản
mô tả chung về sản phẩm phân bón.
b) Trường
hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh:
- Bản
công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
- Bản
mô tả chung về sản phẩm phân bón;
- Kết
quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
- Quy
trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo
mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường
hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế
hoạch giám sát định kỳ;
- Báo
cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Các đơn vị có nhu cầu đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm
phân bón hoặc muốn biết thêm thông tin xin liên hệ trực tiếp:
VietCert - Trung tâm Giám
định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Phan Thị Thanh Vân
0905.357.459 - 0968.434.199
Email: thanhvan@vietcert.org
Skype: thanhvandn2008
Website: www.vietcert.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét