Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Chứng nhận



Chứng nhận
 là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm (kể cả dịch vụ), quá trình, con người, tổ chức hoặc dịch vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
Chứng nhận sản phẩm. Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sảnphẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm trong quá trình giám sát, trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Một ví dụ rõ nhất về chứng nhận là đã có hơn 897.866 tổ chức tại 170 quốc gia được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001. Cần phải lưu ý rằng bản thân ISO không tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các hệ thống quản lý chất lượng, không cấp chứng chỉ sự phù hợp với tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn khác. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành độc lập với ISO bởi hơn 800 tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đăng ký hoạt động quốc tế.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001

1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì?
Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS) là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường và quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức.

Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện hành là ISO 14001:2004. Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình PDCA - Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động, cụ thể:
    Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu môi trường;
    Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành;
    Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục; và
    Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem xét, và cải tiến liên tục.
TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới về cách tiếp cận có hệ thống đối với quản lý môi trường.

2. Tại sao hệ thống quản lý môi trường hữu ích?
Hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức của bạn xác định và kiểm soát các tác động môi trường tổ chức gây ra.

3. Hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ gì?
Hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp bạn xác định những thứ tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động này.

4. Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng tại đâu?
Hệ thống quản lý môi trường có thể áp dụng Hệ thống quản lý môi trường cho mọi loại hình tổ chức với các quy mô khác nhau trong Phạm vi mà bạn đã xác định.

5. Khi nào Hệ thống quản lý môi trường có ý nghĩa?
Khi một tổ chức muốn hiểu những tác động đối với môi trường và kiểm soát chúng. Các tác động môi trường thường liên quan tới chất thải và những tiết kiệm có ý nghĩa nhờ cải tiến quản lý.

6. Hệ thống quản lý môi trường đem lại lợi ích cho ai?
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ nâng cao hiệu quả Hoạt động, Sản phẩm và Dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc quản lý nhất quán và giảm thiểu các tác động.
Cộng đồng xung quanh cũng có thể hưởng lợi từ việc giảm thiểu các tác động môi trường, và nhận thấy rằng tổ chức sẽ thực hiện việc ngăn ngừa những tai nạn hoặc các tác động có thể trong tương lai một cách hệ thống.
Lưu ý: Một sự kết hợp giữa Hệ thống quản lý môi trường và việc tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường có thể áp dụng cho tổ chức của bạn. Các quy định pháp lý về môi trường có thể giúp bạn xác định các lĩnh vực liên quan đến các tác động môi trường của tổ chức bạn và vì thế cho biết bạn cần tập trung những nỗ lực quản lý môi trường vào đâu. Ngược lại, Hệ thống quản lý môi trường có thể là một công cụ quản lý và nâng cao sự tuân thủ với các quy định pháp lý về môi trường.
Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu rằng hai vấn đề này là rất khác nhau. Hệ thống quản lý môi trường không đưa thêm bất kỳ một yêu cầu pháp lý nào đối với tổ chức của bạn, cũng như không có nghĩa là Hệ thống quản lý môi trường lúc nào cũng phải tuân thủ 100% để góp thêm ích lợi cho tổ chức của bạn.
Một vài quy định pháp lý tập trung vào các hoạt động báo cáo mà không đưa ra hướng dẫn cách thức bạn có thể nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. Bản đồ sinh thái đưa ra hướng dẫn bằng cách giúp bạn xác định các vấn đề cụ thể đối với các hoạt động tồn tại ở đâu. Khi đã xác định được các vấn đề và các cơ hội cải tiến ở đâu, bạn nên kiểm tra chéo với các vấn đề pháp định.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

1. Hệ thống quản lý chất lượng là gì?
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) được tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa là "Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng"
Đây là hệ thống giúp các tổ chức/doanh nghiệp đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu của khách hàng và cao hơn nữa là vượt quá mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất lượng, hoạch định cơ cấu, trách nhiệm và quy trình chất lượng của tổ chức. Nó cũng bao gồm việc kiểm tra thực hiện các quy trình này và tập trung vào sự cải tiến liên tục hệ thống.
TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng được nhận biết rộng rãi khắp thế giới.

2. Tại sao Hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa?
Hệ thống quản lý chất lượng cho phép bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ. QMS đảm bảo kế hoạch được triển khai nhất quán, cho phép tổ chức xác định các hành động khắc phục phòng ngừa cần thiết.

3. Hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ như thế nào?
Nó sẽ giúp bạn thiết lập các tiêu chí chất lượng, các thủ tục để đáp ứng yêu cầu và các hành động cần thiết để đảm bảo tính nhất quán.

4. Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng ở đâu?
Bạn có thể áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các tổ chức ở mọi loại hình và mọi phạm vi.

5. Khi nào Hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa?
Nó có ý nghĩa khi tổ chức muốn biết hoạt động của bạn ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm/dịch vụ bên trong và bên ngoài như thế nào.

6. Hệ thống quản lý chất lượng đem lại lợi ích cho ai?
Hệ thống quản lý chất lượng là công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, vì thế khi triển khai nó sẽ mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Lợi ích có thể mở rộng ra chuỗi cung ứng nếu được áp ụng thông suốt hệ thống, cải tiến chất lượng sản phẩm và mối quan hệ giữa nhà cung ứng, khách hàng, và người tiêu dùng cuối cùng.

Lưu ý: Hệ thống quản lý chất lượng không phải là một hoạt động đơn lẻ, chỉ được thực hiện bởi một nhóm người trong tổ chức. Nó được mong đợi là một hệ thống có hiệu lực, phù hợp với hệ thống quản lý chung và là một phần trong cách thức quản lý kinh doanh của bạn.
Thông thường, tổ chức mong muốn tích hợp Hệ thống quản lý chất lượng với Hệ thống quản lý môi trường. Cần một thời gian dài xây dựng để đảm bảo hai hệ thống này được triển khai cùng nhau. Nhiều yêu cầu và thủ tục trùng nhau, và hiệu quả hơn có thể được nhận thấy khi triển khai, đánh giá và cải tiến cùng nhau.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật:
Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối tượng chứng nhận hợp quy

Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.


Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.



Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

Các phương thức chứng nhận hợp quy

    · Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
   · Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
   · Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
   · Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
   · Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn TCVN

Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.

Những lợi ích của nhà sản xuất khi chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn:

Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.

Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.

Chứng nhận


Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm (kể cả dịch vụ), quá trình, con người, tổ chức hoặc dịch vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
Chứng nhận sản phẩm. Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sảnphẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm trong quá trình giám sát, trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Một ví dụ rõ nhất về chứng nhận là đã có hơn 897.866 tổ chức tại 170 quốc gia được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001. Cần phải lưu ý rằng bản thân ISO không tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các hệ thống quản lý chất lượng, không cấp chứng chỉ sự phù hợp với tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn khác. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành độc lập với ISO bởi hơn 800 tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đăng ký hoạt động quốc tế.